Cách tính chi phí lợp mái tôn chi tiết và chuẩn nhất cho mọi loại công trình

Bạn đang có ý định lợp mái tôn cho ngôi nhà của mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Một trong những vấn đề đầu tiên mà bạn cần quan tâm chính là chi phí cho hạng mục này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính chi phí lợp mái tôn một cách hiệu quả.

Cấu tạo của công trình thi công lợp mái tôn

  • Khung kèo: Đây là phần khung chính của mái, chịu lực trực tiếp từ mái tôn. Khung kèo thường được làm bằng thép hoặc hợp kim nhôm.
  • Xà gồ: Là thanh ngang đỡ trực tiếp tấm tôn, giúp phân tán lực đều lên khung kèo. Xà gồ có nhiều loại như xà gồ thép, xà gồ C, xà gồ Z…
  • Mái tôn: Tấm lợp mái có nhiều loại như tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn giả ngói… Mỗi loại tôn có những đặc tính và ứng dụng khác nhau.
  • Phụ kiện: Bao gồm các loại vít, đai ốc, ron cao su… dùng để cố định tấm tôn lên xà gồ và đảm bảo độ kín khít.
  • Máng xối: Là máng thu nước mưa từ mái chảy xuống đất.
  • Ống thoát nước: Dẫn nước mưa từ máng xối xuống hệ thống thoát nước chung của công trình.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lợp tôn

  1. Mái càng dốc, lượng vật liệu phụ trợ (như xà gồ, kèo) càng lớn, chi phí sẻ cao.
  2. Chất lượng tôn (tôn thường, tôn giả ngói, tôn mát…) và độ dày tôn sẻ ảnh hưởng tới mức giá.
  3. Chất liệu khung kèo lợp mái tôn và độ dày cũng làm tăng chi phí lợp mái nhà.
  4. Chi phí thuê thợ thi công, độ khó của công trình sẽ ảnh hưởng đến chi phí nhân công.
  5. Mái có nhiều góc cạnh, đường nét uốn lượn sẽ làm tăng độ khó thi công, kéo theo chi phí cao hơn.
  6. Các yếu tố thời tiết, mùa vụ cũng ảnh hưởng đến giá cả vật liệu và nhân công.
  7. Mỗi công ty sẽ có mức giá và chất lượng dịch vụ khác nhau. Nên tham khảo nhiều đơn vị để so sánh và lựa chọn.
  8. Chi phí vận chuyển vật liệu, chi phí sinh hoạt của thợ ở các vùng miền khác nhau cũng sẽ có giá khác nhau.

Cách tính diện tích mái tôn công trình xây dựng

Công thức tính diện tích mái tôn chung:

  • Đối với mái bằng: Diện tích mái = Chiều dài x Chiều rộng.

Đối với mái dốc:

  • Cách 1: Chia mái thành các hình hình học đơn giản (hình chữ nhật, hình tam giác) rồi tính diện tích từng phần và cộng lại.
  • Cách 2: (Chiều dốc mái x 2) x chiều dài mặt sàn.

Ví dụ: Giả sử bạn có một ngôi nhà có:

  • Diện tích mặt sàn: 80m²
  • Chiều dài: 10m
  • Chiều cao từ đỉnh mái đến sàn: 3m
  • Tính chiều rộng: 80m² : 10m = 8m
  • Tính chiều dốc mái: Sử dụng định lý Pytago: √(3² + (8/2)² ) ≈ 5m
  • Tính diện tích mái: (5m x 2) x 10m = 100m²

Cách tính chi phí lợp mái tôn theo diện tích mái

Đo đạc diện tích mái:

  • Diện tích hình chữ nhật: Dài x Rộng
  • Diện tích hình tam giác: (Đáy x Chiều cao) / 2
  • Diện tích hình khác: Chia nhỏ thành các hình đơn giản rồi tính tổng.

Tính lượng vật liệu:

  • Tôn: Dựa vào diện tích mái và kích thước tấm tôn để tính số lượng.
  • Kèo, xà gồ: Tính theo khoảng cách giữa các thanh.
  • Phụ kiện: Tính theo số lượng cần thiết cho mỗi mét vuông mái.

Tính chi phí vật liệu:

  • Nhân số lượng vật liệu với đơn giá: Đơn giá làm mái tôn có thể thay đổi tùy theo thị trường và nhà cung cấp.

Tính chi phí nhân công:

  • Thỏa thuận với thợ: Có thể tính theo mét vuông hoặc theo ngày công.
  • Bao gồm: Tiền công thợ, tiền vận chuyển, tiền thuê dụng cụ.

Tính chi phí phát sinh:

  • Vật liệu hao hụt: Khoảng 5-10%
  • Chi phí khác: Giấy phép xây dựng, vận chuyển, xử lý rác thải…

Công thức ước tính nhanh

  • Chi phí = (Diện tích mái x Đơn giá vật liệu/m²) + Chi phí nhân công
  • Lưu ý: Đây chỉ là công thức ước tính, chi phí thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Cách tính chi phí lợp mái tôn đơn giản
Cách tính chi phí lợp mái tôn đơn giản

Tham khảo thêm báo giá làm mái tôn trọn gói

Những lưu ý khi thi công lắp đặt nhà mái tôn

  1. Thiết kế độ dốc mái tôn cần phù hợp với loại tôn sử dụng. Độ dốc quá nhỏ dễ gây đọng nước, nước tràn vào nhà gây thấm dột.
  2. Chọn loại tôn phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu và mục đích sử dụng. Tôn phải có chất lượng tốt, độ bền cao và khả năng chống ăn mòn tốt.
  3. Kiểm tra kỹ khung kèo, xà gồ đảm bảo chắc chắn, không bị cong vênh.
  4. Kiểm tra độ bằng phẳng của khung kèo trước khi lợp tôn.
  5. Khoảng cách giữa các thanh xà gồ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn để tôn không bị võng.
  6. Các tấm tôn phải được chồng mí lên nhau đúng quy cách, đảm bảo kín khít.
  7. Bắn vít đều tay, vừa đủ chặt để tôn không bị bung nhưng cũng không quá chặt làm tôn bị biến dạng.
  8. Sử dụng vật liệu chống thấm khác để xử lý các mối nối, vị trí bắt vít đinh tôn.
  9. Không để xi măng hoặc nước xi măng bắn lên mái tôn, vì sẻ làm hư hỏng lớp sơn.
  10. Lắp đặt hai mái tôn liền nhau phải được úp lên nhau ít nhất 1 sóng, để tránh bị cấn sóng khi bắn vít.
  11. Quý khách đang có nhu cầu lợp tôn mái nhà, hãy liên hệ chúng tôi để được thi công giá rẻ ngay. Chúng tôi cung cấp dịch vụ làm mái tôn tại TPHCM, bình dương, đồng nai.
NGOC HOANG PLAZA